Khi bước chân vào thế giới tai nghe quá rộng lớn, bạn cũng sẽ bị choáng ngợp bởi số lượng thương hiệu và sản phẩm quá nhiều. Làm thế nào để nhận biết được chiếc tai nghe phù hợp với bạn nhất? Kế hoạch mua sắm như thế nào sẽ là hợp lý nhất cho thú chơi này?
Cũng giống như khi mua sắm bất kỳ sản phẩm nào khác, điều đầu tiên bạn cần cân nhắc khi mua tai nghe là nhu cầu thực tế của chính bản thân mình. Nếu không cân nhắc một cách thực tế hết mức có thể tới những gì bạn thực sự cần và chạy theo những gì bạn tạm thời thèm muốn, sớm hay muộn bạn cũng sẽ đưa ra những quyết định sai lầm.
- Mức độ thoải mái của từng loại tai nghe:
Mỗi chiếc tai nghe đều được thiết kế để phục vụ càng nhiều người dùng càng tốt, song có một sự thật hiển nhiên là không phải ai cũng sẽ cảm thấy thoải mái khi đeo một chiếc tai nghe nào đó. Đặc điểm chung về mức độ thoải mái của mỗi loại tai nghe là như sau:
– Over-ear (cỡ lớn, trùm qua tai): Đây là loại tai nghe có trải nghiệm “êm ái” nhất, nhìn chung không gây đau đầu hay đau vành tai khi sử dụng trong thời gian dài. Tuy vậy, sử dụng tai nghe cỡ lớn trong thời gian dài khiến bạn cảm giác nóng bức và đổ mồ hôi khá mất vệ sinh. Cân nặng của một số tai nghe cỡ lớn cũng sẽ là một trở ngại đối với người dùng
Tai trùm đầu sử dụng 2 loại đệm tai (ear-pad) chính: đệm bọc nhung hoặc giả da. Đệm bọc nhung thoáng mát hơn nhưng lại cho chất bass không chắc chắn bằng đệm bọc giả da
– On-ear (đệm tai tiếp xúc với vành tai):
Nhỏ, gọn và rất nhẹ là lợi thế của những chiếc tai nghe có đệm tai tiếp xúc trực tiếp với vành tai. Bạn sẽ ít khi bị toát mồ hôi khi sử dụng tai nghe dạng này.
Song, lực kẹp của tai nghe on-ear có thể quá lớn, gây đau rát tai chỉ sau 30 – 45 phút sử dụng. Đây là điểm yếu lớn nhất của tất cả các mẫu tai nghe Grado tầm thấp (chỉ sử dụng thiết kế on-ear). Khi sử dụng tai on-ear, bạn có thể sẽ phải uốn phần khung tai nghe ra ngoài để giảm lực kẹp khi sử dụng.
– Tai nghe in-ear (đút vào lỗ tai):
Có thể khẳng định đây là loại tai nghe được ưa thích nhất trên thị trường phổ thông. Kích cỡ nhỏ gọn, trọng lượng siêu nhỏ và âm bass ấn tượng là những điểm mạnh không thể chối cãi của in-ear.
Tuy vậy, do có thiết kế đút tai, tai in-ear có thể gây rát, ngứa hoặc tạo cảm giác cộm khó chịu trên khu vực lỗ tai của người dùng. Tai nghe in-ear, đặc biệt là các loại cao cấp có kích cỡ lớn và cân nặng đồ sộ như XBA-H3, có thể dễ dàng rơi tuột khỏi tai trong quá trình sử dụng. Nếu không lựa chọn được kích cỡ tip (đầu tai nghe in-ear) phù hợp, bạn sẽ phải lựa chọn giữa trải nghiệm “độn tai” vô cùng khó chịu khi dùng tip cỡ lớn hoặc trải nghiệm tai nghe liên tục… rơi khỏi một bên tai khi di chuyển
- Khả năng cách âm của các loại tai nghe:
Nhìn chung, nếu sử dụng trong môi trường cần tránh làm ồn gây ảnh hưởng tới người khác, hãy lựa chọn tai nghe cỡ lớn dạng đóng hoặc in-ear. Đây là 2 loại âm thanh có mức độ cách âm và khả năng tránh rò rỉ tiếng ồn ở mức tốt nhất. Trong môi trường làm việc cần sự yên tĩnh tuyệt đối, bạn nên chọn tai nghe cỡ lớn dạng đóng hoặc in-ear.
Xét trên khía cạnh cách âm, earbud và clip-on nằm giữa tai dạng đóng và tai dạng mở. Tùy thuộc vào từng sản phẩm cụ thể, tai nghe earbud sẽ có mức độ cách âm khác nhau, song nhìn chung chúng sẽ không thể cách âm tốt bằng tai nghe in-ear. Earbud cũng sẽ rò rỉ rất ít âm thanh ra môi trường xung quanh. Do thường có thiết kế dạng đóng, tai nghe clip-on (cài lên tai) và neckband (vòng sau cổ) sẽ ít khi gây ồn rõ rệt.
Nếu chỉ sử dụng tại nhà, hiển nhiên bạn có thể lựa chọn bất kỳ loại tai nghe nào mà bạn thích. Lúc này, hãy cân nhắc đến các yếu tố khác được đề cập trong các phần sau của bài viết. Song, hãy lưu ý rằng đa số các mẫu tai nghe cao cấp nhất/được ưa chuộng nhất là tai nghe cỡ lớn dạng mở.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách sửa tai nghe bị hư 1 bên
- Những món quá ý nghĩa tặng người yêu
- Những thương hiệu mỹ phẩm đến từ thiên nhiên.
- https://bestearpieces.com/best-over-ear-headphones/